Quy định không có bằng lái mà lái xe

Còn theo Điều 202 BLHS, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông gồm: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của luật này và có phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Với quy định trên, nếu chưa xét yếu tố lỗi trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông thì riêng việc người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe là trái với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 205 BLHS, người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 3-30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm.

Còn theo Điều 202 BLHS, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe là trái với quy định của pháp luật

Như vậy, trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe gây tai nạn thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người cho mượn xe, bằng lái xe cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người mượn xe gây tai nạn làm thiệt hại sức khỏe, tính mạng của người khác.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *